Travel in Vietnam
  • Home
  • Khách sạn
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Thông tin Khác

Travel in Vietnam

Craft & DIY Bloggers

  • Home
  • Khách sạn
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Thông tin Khác
Du Lịch

Cách chào hỏi của người Pháp có gì đặc biệt?

Tháng Năm 13, 2022 0 comment
Du Lịch

Nét đẹp tâm linh đầy ấn tượng của chùa Tà Pạ An Giang

Tháng Năm 13, 2022 0 comment
Du Lịch

Sự đặc biệt trong phong tục đám cưới người Dao tại Việt Nam

Tháng Năm 13, 2022 0 comment
Ẩm Thực

Top 05 món ăn truyền thống của Anh ai cũng nên biết

Tháng Năm 13, 2022 0 comment
Cẩm Nang

Khám phá nét đẹp của văn hóa Việt Nam

Tháng Ba 7, 2022 0 comment
Ẩm Thực

Khám phá đặc trưng ẩm thực Nhật Bản theo mùa

Tháng Ba 4, 2022 0 comment
Cẩm Nang

Tìm hiểu nguồn gốc của hát xoan 

by admin_travelin Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022
written by admin_travelin
Tìm hiểu nguồn gốc của hát xoan 

Hát xoan là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận. Hát xoan đã có từ rất lâu và là nét văn hóa đặc trưng tại Phú Thọ. Hát xoan mang trong mình rất nhiều điểm đặc trưng độc đáo và thú vị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc của hát xoan cũng như những điều thú vị về loại hình nghệ thuật này thông qua bài viết dưới đây.

Hát xoan là gì? Nguồn gốc của hát xoan có từ bao giờ?

Hát xoan là một trong những loại hình văn hóa – nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người dân tại Phú Thọ. Hát xoan còn được gọi với những cái tên khác như hát Lãi Lèn, hát Đúm, hát Thờ hay hát Cửa đình…..

Hát xoan là một hình thức dân ca lễ nghi cổ truyền có nguồn gốc từ Phú thọ. Những hình thức nghệ thuật đa dạng như nhạc, hát, múa được kết hợp với nhau tạo nên một loại hình nghệ thuật mang tên hát xoan. Hát xoan thường được diễn ra vào những dịp đầu xuân ở các đình hay các miếu làng trong các dịp hát thờ Thần hay thờ Thành Hoàng.

Theo tương truyền và theo sử sách ghi lại thì hát xoan đã có lịch sử tồn tại hơn 2.000 năm. Cũng vì vậy mà hát xoan được xem là di sản văn hóa nghệ thuật dân gian hết sức quý báu của dân tộc. Từ thuở xa xưa người dân Văn Lang tức Phú Thọ ngày nay đã tổ chức các cuộc thi hát xoan vào đầu mùa xuân để đón chào năm mới. Hát Xoan được chia làm ba hình thức chính đó là hát thờ cúng các vị vua Hùng và Thành Hoàng làng, hát xoan, hát trong nghi lễ cầu mùa mới tốt tươi, cầu sức khỏe và cuối cùng là hình thức hát xoan giao duyên và những dịp đầu năm.

Hát xoan là hình thức văn hóa nghệ thuật cổ tại Phú Thọ

Nguồn gốc của hát xoan Phú Thọ

Hát xoan đã có từ rất lâu đời và bắt nguồn từ thời các vua Hùng. Về nguồn gốc của hát xoan cũng có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Người dân tại Phú Thọ thường truyền tai nhau câu chuyện kể rằng xưa kia khi vợ vua Hùng đau đẻ lâu ngày mà không thể sinh nở, một nàng hầu gái ở bên cạnh bà đã về quê đón một nàng ca sĩ có tên Quế Hoa nổi tiếng hát hay, múa đẹp trong vùng tới hát cho vợ vua nghe.

Nàng Quế Hoa đến bên giường của vợ vua Hùng múa và hát. Nàng hát những câu hát hay tuyệt vời như tiếng suối, múa những điệu múa đẹp như ánh trăng. Vợ vua Hùng sau khi nghe nàng múa – hát đã ngay lập tức sinh được 3 hoàng tử tuấn tú. Cũng bởi vậy mà Vua Hùng rất vui, truyền cho các cung nữ trong cung học lại những điệu hát và múa của nàng Quế Hoa hoa. Vua cũng đặt tên những điệu hát múa đó là hát xuân. Dần dần những điệu hát múa xuân được lan truyền rộng rãi trong dân gian và được người dân gọi trái đi thành hát xoan.

Bên cạnh truyền thuyết kể trên thì cũng có một số nhà nghiên cứu âm nhạc cổ cho rằng hát xoan chỉ thực sự xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, tức vào thời Hậu Lê. Bởi trong những lời ca của hát xoan có những đặc điểm và hình thức giống như các đặc điểm văn chương của thế kỷ XV.

Hát xoan mang nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt

Ý nghĩa đặc biệt của hát xoan

Cho dù xuất hiện từ khi nào và nguồn gốc của hát xoan có từ đâu thì cũng không thể phủ nhận hát xoan là một trong những truyền thống văn hóa – nghệ thuật có bề dày lịch sử lớn của dân tộc Việt Nam. Hát xoan có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng đồng. Trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử, hát xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp nhau lưu truyền cho tới ngày nay.

Hát xoan cũng mang trong mình như ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bài hát Xoan được coi là tiếng hát để dâng lên các vua hùng trong dịp đầu xuân năm mới. Điệu hát Xoan chính là một phần không thể thiếu trong các hình thức nghi lễ thờ cúng của những người dân tại Phú Thọ.

Với những nét văn hóa độc đáo cùng lịch sử phát triển lâu đời, vào năm 2011 hát xoan đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Tuy nhiên dưới những nỗ lực gìn giữ và phát triển không ngừng của người Việt, đặc biệt là những người dân tại Phú Thọ, vào năm 2017 UNESCO đã đưa hát xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây cũng là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO một di sản văn hóa phi vật thể được đưa ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp. Sự kiện này cũng đã đánh dấu những bước đầu thành công của Phú Thọ trong việc quyết tâm giữ gìn và nỗ lực bảo vệ hát xoan.

Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Cẩm Nang

Khám phá đặc sắc ngày hội áo dài Huế

by admin_travelin Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022
written by admin_travelin
Khám phá đặc sắc ngày hội áo dài Huế

Áo dài là quốc phục của Việt Nam, nó mang trong mình những đặc sắc văn hóa vô cùng riêng và độc đáo của người Việt. Nhắc tới áo dài Việt chắc chắn không thể bỏ qua áo dài Huế – nơi được xem là cái nôi của áo dài Việt Nam. Tại Huế cũng thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội khác nhau để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài và những văn hóa đặc trưng khác của dân tộc. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điểm nổi bật của ngày hội áo dài Huế thông qua bài viết này.

Ngày hội áo dài Huế diễn ra khi nào?

Ngày hội áo dài Huế là một lễ hội được tổ chức thường niên hàng năm tại Huế. Đây là một trong những chương trình có quy mô lớn và có sự ảnh hưởng mạnh tới văn hóa và du lịch Huế. Lễ hội áo dài Huế thường được tổ chức cùng với lễ hội ẩm thực mang tên “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế”. Thông thường lễ hội này không được ấn định một ngày tổ chức cố định mà sẽ thay đổi tùy từng năm. Ví dụ như vào năm 2019 lễ hội áo dài Huế sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 8 còn vào năm 2020 thì lễ hội áo dài Huế lại được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 12 năm 2020.

Tùy điều kiện và tình hình của từng năm mà Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ quyết định thời gian tổ chức “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế”. Vì vậy nếu các bạn hứng thú và muốn tham gia lễ hội này thì hãy theo dõi và cập nhật các thông tin thường xuyên để có thể nắm bắt được chính xác thời điểm diễn ra của lễ hội áo dài Huế.

Ngày hội áo dài Huế được tổ chức thường niên

Ý nghĩa và mục đích của ngày hội áo dài Huế

Lễ hội áo dài Huế là một lễ hội mang trong mình nhiều giá trị lịch sử đẹp đẽ, nhằm tôn vinh văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc. Huế được xem là kinh đô áo dài của Việt Nam, những tà áo dài Huế mang trong mình những nét tinh hoa và đặc biệt nhất của áo dài Việt Nam.

Lễ hội áo dài Huế được tổ chức với mục đích nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của chúa Nguyễn Phúc khoát và vua Minh Mạng – những người đã có công khai sáng ra áo dài của Việt Nam. Không chỉ vậy, lễ hội này còn nhằm mục đích quảng bá rộng rãi hơn nền văn hóa áo dài Việt Nam đến với các du khách trên toàn thế giới.

Không chỉ vậy ngày hội áo dài Huế còn một lần nữa khẳng định Huế là cái nôi và là nơi khởi nguồn của áo dài Việt Nam. Lễ hội này cũng sẽ thể hiện những giá trị tinh túy, những nét bản sắc của áo dài vẫn được lưu giữ tại Huế cho tới hiện nay. Lễ hội áo dài Huế cũng được xem là một trong những bước đầu thể hiện động thái của Việt Nam trong tiến trình xây dựng hồ sơ nhằm đệ trình UNESCO công nhận áo dài là di sản văn hóa thế giới.

Ngày hội áo dài Huế nhằm tôn vinh và quảng bá áo dài Việt Nam

Đặc sắc của ngày hội áo dài Huế

Lễ hội áo dài Huế có rất nhiều các hoạt động đặc sắc như quảng diễn áo dài Huế kết hợp với biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay trình diễn áo dài truyền thống Huế cùng với những đội hình và hình thức đặc biệt. Ngoài ra tại ngày hội áo dài Huế còn có sự xuất hiện của rất nhiều các bộ sưu tập áo dài nổi tiếng của những nhà thiết kế, nghệ nhân chuyên may áo dài Xứ Huế. Những trang phục được mang đến đây đều vô cùng đẹp độc đáo và đặc sắc. Chúng không chỉ thể hiện cái hồn của áo dài Việt Nam mà còn mang trong mình những vẻ đẹp vô cùng mới mẻ, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống và sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó ngày hội áo dài truyền thống Huế còn có những buổi tọa đàm với các chủ đề chính về áo dài cùng các hoạt động cộng đồng với áo dài như những hoạt động quảng bá biểu diễn áo dài, nhảy Flashmob hay sinh hoạt ngoại khóa…. 

Lễ hội áo dài Huế cũng thu hút sự tham gia của rất nhiều người dân bản địa tại Huế và những du khách đến từ khắp các vùng miền trên cả nước cũng như du khách nước ngoài. Đặc biệt lễ hội áo dài Huế còn có chương trình phát động phụ nữ Huế nói chung và các cán bộ, công nhân viên chức, các bạn nữ sinh, sinh viên, học sinh tại Huế tham gia mặc áo dài trong thời gian diễn ra ngày hội, giúp quảng bá hình ảnh của áo dài người đến rộng rãi hơn với du khách.

Áo dài là một nét đẹp mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Những lễ hội như ngày hội áo dài Huế đã góp phần đưa hình ảnh của áo dài đến gần gũi hơn với toàn thể người dân trên cả nước cũng như bạn bè trên toàn thế giới.

Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Cẩm Nang

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục tập quán campuchia

by admin_travelin Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022
written by admin_travelin
Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục tập quán campuchia

Campuchia là một nước láng giềng của Việt Nam nhưng có lẽ người Việt chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu nhiều về văn hóa cũng như phong tục tập quán của Campuchia. Văn hóa Campuchia mang đậm bản sắc của nhiều nét tôn giáo khác nhau như Ấn Độ Giáo, Phật giáo. Bên cạnh đó nền văn hóa Trung Hoa cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới người dân Campuchia. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên những nét văn hóa rất riêng và đặc sắc của đất nước Campuchia. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phong tục tập quán Campuchia thông qua bài viết này.

Tín ngưỡng tại Campuchia

Về tín ngưỡng, Campuchia là một trong những quốc gia có đông đảo người dân tin tưởng vào tôn giáo. Ngay từ thời kỳ sơ khai của Vương Quốc, đạo Hindu đã xuất hiện tại đây và trở thành tôn giáo chính của người dân Campuchia. Tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ VII khi Phật giáo du nhập vào đất nước, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được ưu thế và trở thành tôn giáo chính của người dân Campuchia cho tới ngày nay. Theo ước tính có hơn 90% dân số Campuchia là người theo đạo Phật. 

Phật giáo cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn hóa đặc trưng của Campuchia, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của đất nước. Tại Campuchia cũng có rất nhiều ngôi chùa khác nhau, người dân Campuchia coi chùa là trung tâm văn hóa của các bản, làng nơi mà người Campuchia sinh sống. Bên cạnh đó Phật giáo còn có nhiều ảnh hưởng tới các mặt khác nhau các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc hay cả luật pháp Campuchia…

Campuchia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng

Văn hóa giao tiếp

Về văn hóa giao tiếp, theo phong tục tập quán Campuchia người dân ở đây có tục lệ chắp hai tay vào chào nhau ở trước ngực và hơi cúi đầu nhẹ. Đây chính là cách người dân Campuchia thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Khi giao tiếp với những người có địa vị cao hơn thì người Campuchia sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn.

Đối với các du khách nước ngoài thì người dân Campuchia cũng có thể sử dụng phương thức chào hỏi bằng cách bắt tay. Tuy nhiên phụ nữ Campuchia vẫn sẽ giữ cách chào truyền thống đối với các du khách.

Văn hóa ứng xử

Về văn hóa ứng xử, theo người dân Campuchia cho rằng tay trái là tay không sạch sẽ vì vậy họ luôn sử dụng tay phải để thực hiện những hoạt động như đưa tiền hay đón nhận đồ ăn, các đồ vật… từ tay người khác. Vì vậy các du khách cũng nên lưu ý về vấn đề này khi đến với Campuchia. Không nên đưa tiền, đồ vật hay các vật dụng khác bằng tay trái cho người dân Campuchia.

Ngoài ra phong tục tập quán Campuchia còn có tục lệ đó là không ngồi bắt chéo chân mà sẽ ngồi với hai chân ở cùng một bên, gần giống như dạng đuôi cá. Chính vì vậy khi tới đến, chùa hoặc nhà của người Campuchia du khách nên lưu ý ngồi theo cách này để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người dân Campuchia.

Bên cạnh đó vì đạo phật được xem là quốc đạo của Campuchia nên khi đến viếng thăm các đền, chùa tại đây du khách nên bỏ mũ, nón và giày dép ở bên ngoài. Điều này thể hiện sự tôn kính của du khách đối với các vị Phật.

Người dân Campuchia còn có quan niệm vô cùng đặc biệt khác. Họ coi đầu là nơi linh thiêng và chỉ có thần thánh và cha mẹ được chạm vào. Do đó du khách tuyệt đối không nên tùy tiện xoa đầu trẻ em hay chạm vào đầu người Campuchia khi đến với nơi đây.

Campuchia có nền ẩm thực đa dạng

Cách người Campuchia tặng và nhận quà

Người dân Campuchia cũng có một phong tục hết sức đặc biệt và thú vị đó là họ sẽ tặng quà cho nhau vào các dịp đặc biệt và vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Thông thường khi người Campuchia được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác để chơi hoặc dự tiệc thì họ sẽ mang đến cho gia chủ một món quà nhỏ. Món quà này sẽ được gói trong những tờ giấy đầy màu sắc để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của họ đối với chủ nhà. Đặc biệt theo phong tục tập quán Campuchia họ cũng kiêng kị tặng hay trao quà bằng một tay và tuyệt đối không mở quả ngay sau khi nhận. 

Ẩm thực Campuchia

Không chỉ có một nền văn hóa vô cùng đặc biệt mà ẩm thực Campuchia cũng rất ấn tượng và độc đáo. Campuchia có nhiều món ăn khác nhau mang đậm nét văn hóa của dân tộc như cá hấp Amok, cơm thịt heo, cà ri đỏ Khmer, bún cà ri, cua rán tiêu đen, lạp Khmer, mực nướng, kiến cây đỏ xào thịt bò……

Người Campuchia cũng có những phong tục rất đặc biệt trong bữa ăn như người lớn tuổi sẽ là người người ngồi vào bàn ăn và dùng bữa đầu tiên. Hay người Campuchia tuyệt đối sẽ không nhắc tới với vấn đề công việc trong bữa ăn.

Campuchia là quốc gia có nền văn hóa khá độc đáo và đặc trưng. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về những phong tục tập quán Campuchia.

Tháng Ba 4, 2022Tháng Ba 4, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Du Lịch

Khám phá lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang

by admin_travelin Tháng Một 31, 2022Tháng Một 31, 2022
written by admin_travelin
Hàng năm có rất đông người dân và du khách tới tham dự lễ hội

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền lại có những nét văn hóa truyền thống riêng, vô cùng độc đáo. Tại An Giang lễ hội đua bò Bảy Núi là một trong những lễ hội vô cùng nổi tiếng và mang đậm bản sắc của người dân Khmer. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những nét độc đáo và thú vị của Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang thông qua bài viết này.

Nguồn gốc lễ hội đua bò bảy núi An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang được tương tuyền đã bắt nguồn từ khoảng thế kỷ XVI vào dịp lễ Dolta của dân tộc Khmer vùng Tịnh Biên – Tri Tôn An Giang. Lễ hội này thường được tổ chức vào dịp xuống giống vụ lúa thu đông. Người dân Khmer sẽ mang thức ăn lên chùa dâng lên các nhà sư để cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất được siêu thoát. Đồng thời khi này bà con Khmer sẽ mang bò đến cày bừa ở các thửa ruộng của nhà chùa trong phum, sóc, gọi là “bừa công quả”.

Các thanh niên trai tráng ở trong làng sẽ là người cày ruộng cho nhà chùa. Cũng từ đây nhà chùa đã tổ chức cuộc thi bừa đua để xem đôi bò nào vừa nhanh vừa khỏe. Đôi bò nào chạy nhanh nhất sẽ thắng được “dây cà tha” tức lục lạc đeo cổ bò và năm sau sẽ được tiếp tục cày bừa trên phần đất của chùa. Đó cũng chính là sự ra đời của lễ hội đua bò Bảy Núi ngày nay. Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang đã có từ lâu đời

Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang đã có từ lâu đời

Lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức như thế nào?

Người dân Khmer sẽ tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang cùng với lễ hội sen đá Đôn Ta từ ngày mùng 9 đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò người ta sẽ chuẩn bị một mảnh ruộng bằng phẳng, có chiều dài khoảng 200m chiều rộng khoảng 100m và có nước xăm xắp. Mảnh ruộng này sẽ được trục, xới nhiều lần để có độ trơn của bùn. Bốn bên bờ ruộng được đắp cao và ở đích sẽ có một đoạn đường trống để làm chỗ an toàn cho bò giảm tốc độ. Các đường đua chính sẽ dài khoảng 120m, chia thành nhiều làn khác nhau. Ở nơi xuất phát và đích sẽ được cắm hai cây cờ màu xanh và đỏ, mỗi cây cách nhau 5m.

Vào sáng sớm của ngày hội đua bò, người dân Khmer từ khắp nơi sẽ kéo đến đứng trên bờ bao quanh thửa ruộng, đem theo chiêng, trống để cổ vũ cho đôi bò mình yêu thích. Khi có hiệu lệnh xuất phát người điều khiển đôi bò sẽ cầm một khúc gỗ có gắn một cây đinh nhỏ để chích vào mông bò. Bò bị đau sẽ phóng nhanh về phía trước. Trong cuộc đua, đôi bò nào chạy chệch ra khỏi đường đua sẽ bị loại đồng thời người điều khiển bò cũng phải đứng vững. Nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi dàn bừa sẽ bị xem là thua cuộc. Đôi bò nào về đích nhanh nhất sẽ là đôi bò chiến thắng. 

Trong suốt quá trình diễn ra cuộc đua, người dân sẽ hò reo, cổ vũ náo nhiệt. Người điều khiển đuôi bò thắng cuộc sẽ được tôn vinh là người can đảm nhất vùng.  

 Hàng năm có rất đông người dân và du khách tới tham dự lễ hội

Hàng năm có rất đông người dân và du khách tới tham dự lễ hội

Lưu ý cho du khách muốn tham gia lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang

Nêu các du khách muốn tới An Giang để xem chiêm ngưỡng và trải nghiệm lễ hội đua bò Bảy Núi thì các bạn nên đến đây du lịch vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào ngày diễn ra lễ hội các bạn nên tới khu vực tổ chức sớm nhất có thể bởi vào ngày này người dân sẽ tập trung cực kỳ đông đúc.

Đến với lễ hội đua bò Bảy Núi, các du khách có thể hòa mình vào lễ hội để cổ vũ cho những đôi bò mà mình yêu thích. Các bạn cũng cần lưu ý vì đây là một lễ hội dân gian truyền thống tại địa phương nên sẽ không có các khu vực ghế ngồi để du khách có thể quan sát cuộc đua mà tất cả mọi người sẽ đến người xung quanh ruộng đua để xem. Do đó các bạn tìm một vị trí hơi cao hơn so với mặt ruộng đua để có thể quan sát tốt nhất.

Ngoài ra khi đến với An Giang với cạnh việc được xem lễ hội đua bò Bảy Núi du khách sẽ còn được ngắm nhìn và chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp tại vùng sông nước Châu Đốc hay có thể đến thăm Tây An Cổ Tự và miếu bà Chúa Xứ, lăng cụ Thoại Ngọc Hầu… Đây đều là những điểm du lịch nổi tiếng và hết sức thu hút tại An Giang.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về lễ hội đua bò bảy núi An Giang. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết thêm về một lễ hội truyền thống lâu đời và độc đáo của người Việt Nam.

Tháng Một 31, 2022Tháng Một 31, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Du Lịch

Khám phá nét độc đáo của làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn

by admin_travelin Tháng Một 31, 2022Tháng Một 31, 2022
written by admin_travelin
Làng đá Non nước nằm ở chân núi Ngũ Hành Sơn

Làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn là một trong những điểm tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn và thu hút tại Đà Nẵng. Trải qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển, cho đến nay làng đá mỹ nghệ Non nước đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu của Đà Nẵng và là niềm tự hào của những người dân nơi đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn thông qua bài viết này.

Làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn ở đâu?

Làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km, thuộc phường Hải Hòa quận Ngũ Hành Sơn của thành phố Đà Nẵng.

Làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn đã xuất hiện từ lâu. Các sản phẩm tại đây mang đậm nét văn hóa của người Việt cổ và có một chút sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa. Cũng vì lẽ đó mà những tác phẩm điêu khắc đá ở đây không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn mang rất nhiều giá trị về văn hóa và lịch sử, thể hiện rõ nét tín ngưỡng đặc trưng của người Việt.

Mỗi tác phẩm điêu khắc đá tại nơi đây đều được những người thợ chăm chút hết sức tỉ mỉ. Các sản phẩm của làng nghề làm đá Non nước Ngũ Hành Sơn cũng hết sức đa dạng. Từ các loại đồ dùng thông dụng trong cuộc sống như chày, cối cho đến các loại trang sức tinh xảo như vòng, nhẫn, hay chuỗi hạt hoặc các vật phẩm phong thủ như cóc chặn giấy, cặp sư tử hay đại bàng sải cánh… đều có tại đây.

Làng đá Non nước nằm ở chân núi Ngũ Hành Sơn

Làng đá Non nước nằm ở chân núi Ngũ Hành Sơn

Lịch sử hình thành làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn

Làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn được thành lập từ khoảng cuối thế kỉ XVII đầu thế kỷ XVIII bởi nghệ nhân Huỳnh Bá Quát – người được xem là ông tổ của làng nghề này. Ông là người gốc Thanh Hóa sau đó di cư đến Ngũ Hành Sơn và khám phá ra núi đá cẩm thạch tại nơi đây. Sau đó ông bắt đầu chế tác nên các tác phẩm đá mỹ nghệ tại đây rồi truyền nghề lại cho con cháu và người dân trong làng. Dần dần  làng nghề đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn đã được hình thành.

Đến đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn cai trị đất nước, triều đình tiến hành xây dựng rất nhiều lăng tẩm và cung điện. Khi này làm đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn cũng được phát triển mạnh. Rất nhiều nghệ nhân tại đây được mời đi làm việc ở khắp đất nước và được phong đến hàm Cửu phẩm.

Cho đến ngày nay những người dân tại đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển nghề điêu khắc đá truyền thống. Làng nghề điêu khắc Non nước Ngũ Hành Sơn hiện đã có đến đến 500 cơ sở và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Các sản phẩm của làng nghề cũng không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Úc, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới toàn thế giới.

Làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn với những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo

Làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn với những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo

Những nét đặc biệt và cuốn hút của làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn

Làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn nằm ở chân núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây thường tổ chức lễ hội Quan Thế Âm thu hút rất nhiều du khách đến tham dự vào khoảng tháng 2 âm lịch hàng năm. Do đó khi du khách đến đây vào thời điểm này sẽ không chỉ được tham quan là đá Non nước Ngũ Hành Sơn vô cùng nổi tiếng và còn được trải nghiệm lễ hội truyền thống của người dân.

Đặc biệt khi đến với làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn du khách sẽ còn được chiêm ngưỡng sự giao thoa văn hóa đặc sắc giữa văn hóa Việt Cổ và văn hóa Chăm Pa. Tại đây có hàng trăm bức tượng cổ Chăm Pa với các hình thù, kiểu dáng, kích thước khác nhau được các nghệ nhân điêu khắc cực kỳ tinh tế như tượng Yoni, Linga, chim thần Garuda hay tượng vũ nữ uyển chuyển trong điệu Apsara, tượng thần Indra, bò Nandin, chim thần Garuda… Bên cạnh đó là rất nhiều các tác phẩm điêu khắc rồng, rùa, phượng…. mang đậm nét văn hóa của người Việt Cổ.

Ngoài ra du khách còn có thể tự mình chiêm ngưỡng quá trình các nghệ nhân chế tác, điêu khắc và làm nên các tác phẩm bằng đá vô cùng độc đáo và cuốn hút. Mỗi một sản phẩm đều được các nghệ nhân dồn toàn bộ đam mê và tâm huyết để làm nên.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về làng đá Non nước Ngũ Hành Sơn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về một làng nghề truyền thống của dân tộc. Nếu có cơ hội các bạn nhất định hãy đến làng đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn để tận mắt tham quan và trải nghiệm.

Tháng Một 31, 2022Tháng Một 31, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Ẩm Thực

Top 6 món ăn truyền thống của Lào ai cũng nên thử

by admin_travelin Tháng Một 28, 2022Tháng Một 31, 2022
written by admin_travelin
Nộm đu đủ đặc trưng của người Lào

Lào là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú không thua kém các quốc gia khác trên thế giới. Tất cả những món ăn của người Lào đều mang trong mình những nét đặc trưng vô cùng riêng và đặc biệt. Với cách chế biến đơn giản và vẫn giữ lại hương vị thơm ngon hết sức tự nhiên các món ăn ẩm thực Lào đã khiến cho không ít người say đắm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 6  món ăn truyền thống của Lào ai cũng nên thử một lần thông qua bài viết này. 

 

  • Gạo nếp Lào (Khao Niaw)

 

Lào là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, vì vậy cũng giống như Việt Nam Lào có nền nông nghiệp cực kỳ phát triển. Cũng bởi vậy mà gạo nếp Lào được xem là một trong những món ăn truyền thống của Lào. Gạo nếp Lào cũng được nấu lên bằng cách hấp chín giống như xôi của Việt Nam. Người dân Lào thường ăn gạo nếp trong một chiếc giỏ bằng mây và dùng tay để bốc. Gạo nếp Lào có hương vị thơm ngon của nếp mới, vị ngọt tự nhiên và sự dẻo thơm tràn ngập trong từng hạt gạo. Gạo nếp Lào được ăn với rất nhiều món ăn khác nhau.

Gạo nếp Lào được đựng trong những chiếc bát mây nhỏ

Gạo nếp Lào được đựng trong những chiếc bát mây nhỏ

 

  • Nộm đu đủ (Tam Mak Hoong)

 

Nộm đu đủ cũng là món ăn truyền thống của Lào mang đậm hương vị của ẩm thực nơi đây. Nộm đu đủ hay còn được gọi là gọi là nộm chay bao gồm đu đủ xanh, dưa muối, đậu đũa, cà chua cùng với một số loại gia vị đặc trưng khác như đường thốt nốt, chanh, tỏi, cà tím…. và đặc biệt không thể thiếu nước mắm lên men. Tất cả những nguyên liệu này được giã chung với nhau trong cối tạo nên hương vị vô cùng độc đáo, đặc biệt. Ngày nay nộm đu đủ đã được cải tiến hơn, được thêm một số loại nguyên liệu khác như tôm khô hay đậu phộng…. Món nộm đu đủ Lào thường được dùng để ăn cùng với xôi nếp Lào hoặc có thể được dùng để làm món nhậu khi uống bia.

 

  • Mì nước (Khao Piak Sen)

 

Mì nước Lào là món ăn vô cùng đặc biệt có sợi mì to, dai và nước dùng hơi sệt hơi giống như mình udon. Tuy nhiên sợi mì Lào được làm từ gạo thay vì lúa mì. Nước dùng của món mì nước này được làm từ thịt lợn hoặc thịt gà kết hợp với các loại gia vị như khác như xả, gừng, tỏi, rau mùi…. Mì được ăn kèm với giá đỗ xanh thái mỏng. Thực khách cũng có thể giảm thêm tương ớt, ớt bột khô hay nước mắm, nước tương để món ăn được vừa miệng hơn.

Nộm đu đủ đặc trưng của người Lào

Nộm đu đủ đặc trưng của người Lào

 

  • Salad cơm chiên giòn (Niem Khao Tod)

 

Salad cơm chiên giòn nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây lại là món ăn truyền thống của Lào. Salad cơm chiên giòn được làm từ cơm nắm chiên giòn kết hợp thêm với xúc xích heo chua, đậu phộng, dừa nạo sợi, nước mắm, ớt khô cùng với một số loại nguyên liệu đặc trưng khác của địa phương. Salad cơm chiên giòn thường được dùng giống như món khai vị trong bữa ăn. Đặc biệt món salad cơm chiên giòn này đang rất được phổ biến và ưa chuộng tại một số nước phương Tây.

 

  • Xúc xích nướng (Sai Oua Kuang)

 

Xúc xích nướng của Lào có hương vị đặc trưng vô cùng đặc biệt, hoàn toàn không giống với các loại xúc xích tại những quốc gia khác. Xúc xích Lào được làm từ nhiều loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt hươu và thịt heo băm nhỏ, ướp với các loại thảo mộc. Sau đó xúc xích được hấp với riềng, nghệ tây, ớt, nước mắm cùng với lá kaffir. Sau đó khi ăn xúc xích sẽ được nướng lại. Hương vị của xúc xích là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị chua, cay, mặn, ngọt vô cùng hấp dẫn và cuốn hút. Đây là một trong những món ăn truyền thống của Lào tại Viêng Chăn và thường có mặt trong các lễ hội của người Lào.

 

  • Nộm thịt băm (Larb) 

 

Món nộm thịt băm chính là một loại salad thịt băm của người Lào. Đây được xem là món ăn quốc dân, được rất nhiều người dân Lào yêu thích. Món nộm thịt băm này có thể được làm từ nhiều loại thịt khác nhau như thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt lợn hoặc thậm chí là cá. Các loại thịt này sẽ được trộn với nước mắm, nước cốt chanh cùng với nước táo lên men cùng gạo xay, sau đó được kết hợp thêm với một số loại thảo mộc khác. Salad thịt băm thường được ăn kèm với cơm nếp cùng với một chút rau sống. 

Lào quốc gia có nền văn hóa ẩm thực khá đa dạng. Mỗi món ăn của Lào lại mang trong mình những nét đặc trưng vô cùng độc đáo. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết thêm được một sốmón ăn truyền thống của Lào.

 

Tháng Một 28, 2022Tháng Một 31, 2022 0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Newer Posts
Older Posts

Bài viết mới

  • Cách chào hỏi của người Pháp có gì đặc biệt?
  • Nét đẹp tâm linh đầy ấn tượng của chùa Tà Pạ An Giang
  • Sự đặc biệt trong phong tục đám cưới người Dao tại Việt Nam
  • Top 05 món ăn truyền thống của Anh ai cũng nên biết
  • Khám phá nét đẹp của văn hóa Việt Nam

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Khách sạn
  • Thông tin Khác
  • Uncategorized

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Snapchat

Popular Posts

  • 1

    Sự khác biệt giữa Oiran và Maiko (Geisha)

  • 2

    Mẹo nhỏ cho lần đầu du lịch Tokyo!

  • 3

    Những quán café độc đáo khi du lịch Hội An

  • 4

    Những điều bạn cần lưu ý nếu muốn đi Nhật diện kỹ sư

  • 5

    DU LỊCH TREKKING LÀ GÌ? 8 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TREKKING KHÔNG THỂ BỎ QUA Ở VIỆT NAM

Recent Posts

  • Cách chào hỏi của người Pháp có gì đặc biệt?

    Tháng Năm 13, 2022
  • Nét đẹp tâm linh đầy ấn tượng của chùa Tà Pạ An Giang

    Tháng Năm 13, 2022
  • Sự đặc biệt trong phong tục đám cưới người Dao tại Việt Nam

    Tháng Năm 13, 2022
  • Top 05 món ăn truyền thống của Anh ai cũng nên biết

    Tháng Năm 13, 2022
  • Khám phá nét đẹp của văn hóa Việt Nam

    Tháng Ba 7, 2022

Categories

  • Ẩm Thực (4)
  • Cẩm Nang (39)
  • Du Lịch (39)
  • Khách sạn (9)
  • Thông tin Khác (11)
  • Uncategorized (2)
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Tumblr
  • Youtube
  • Snapchat

@2018 - Travelinvietnam.vn


Back To Top