Lễ hội đâm trâu là một trong những lễ hội lớn của người dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào nhiều ngày lễ trọng đại trong năm của người Cơ Tu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu – một nét văn hóa vô cùng đặc biệt tại nơi đây.
Giới thiệu về lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu
Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu thường được tổ chức vào khoảng tháng giêng hoặc tháng 2 âm lịch, sau một mùa tuốt lúa và vào đúng dịp tết. Đây cũng là dịp mà người dân tộc Cơ Tu ăn mừng lớn nhất trong năm. Lễ hội đâm trâu tại đây thường sẽ được tổ chức kéo dài trong 2 ngày 1 đêm. Con trâu được chọn là vật hiến tế sẽ được dẫn về từ chiều hôm trước và lễ hội đâm trâu sẽ chính thức diễn ra vào buổi trưa ngày hôm sau.
Cột đâm trâu – cây xờ nur là một phần quan trọng trong buổi lễ đâm trâu. Cây xờ nur thường được chuẩn bị cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Vào ngày trước khi buổi lễ đâm trâu diễn ra chính thức con trâu sẽ được đem đến và buộc vào cây xờ nur.
Người dân tộc Cơ Tu sẽ chuẩn bị lễ cúng để báo lên Giàng và các vị thần linh, mời thần linh về chứng giám cho cuộc đâm trâu vào ngày hôm sau. Lễ vật để cúng thần linh sẽ gồm có heo, gà, trong quá trình cúng lễ dân làng sẽ ăn uống, nhảy múa và nổi chiêng suốt cả đêm trong và các già làm sẽ thực hiện nghi thức khóc tế trâu trước khi tiễn trâu về với Giàng.
Lễ hội đâm trâu truyền thống của người Cơ Tu
Nguồn gốc của lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu
Người dân tộc Cơ Tu sống ở tỉnh Quảng Nam là một trong các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Đối với người dân tộc Cơ Tu, làm nông là công việc chính của họ cũng bởi vậy mà con trâu là loài vật được người dân tộc Cơ Tu yêu quý nhất, là con vật gần gũi trong đời sống hàng ngày của người dân Cơ Tu. Đó cũng là lý do khiến cho người dân dân tộc Cơ Tu lựa chọn trâu làm vật tế dành trong những ngày lễ trọng đại.
Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu sẽ được tổ chức vào các ngày lễ lớn trong năm như ngày lễ ăn mừng lúa mới, ngày lễ kết nghĩa ăn thề với làng anh em, ngày cúng các Giàng, ngày tạ ơn thần lúa hay lễ cúng mừng gươl mới. Hiện nay lễ hội đâm trâu của Cơ Tu thường được tiến hành hàng năm tuy nhiên tại một số vùng lễ hội này sẽ được tổ chức khoảng 2 hoặc 3 năm một lần theo cách tam niên nhất lệ để cảm tạ các vị thần linh, trời đất.
Vào trưa ngày diễn ra lễ đâm trâu, người được dân làng chọn sẽ tiến hành nghi lễ. Người tiến hành đâm trâu là người có uy tín trong làng và phải thực hiện những nhát đâm cực kỳ chính xác. Trong lễ hội này người đâm trâu sẽ chỉ đâm duy nhất 3 nhát vào trâu và nhát cuối sẽ trúng tim trâu. Sau khi trâu ngã quỵ lễ đâm trâu sẽ kết thúc. Khi này già làng sẽ cầm dao nhọn đâm vào cổ trâu để báo với Giàng và thần linh việc tế thần đã kết thúc và đã hạ gục được con trâu.
Lễ hội đâm trâu thu hút nhiều khách du lịch
Ý nghĩa lễ hội đâm trâu của người dân tộc Cơ Tu
Lễ hội đâm trâu của dân tộc Cơ Tu được tổ chức với mục đích thể hiện sự biết ơn của người dân Cơ Tu đối với các vị thần linh, mong lực thần linh phù hộ để có được một năm mới ấm no, sung túc và hạnh phúc. Con trâu được coi là vật may mắn đối với người dân Cơ Tu vì vậy nó được sử dụng làm lễ vật tế thần để thể hiện tình cảm, sự biết ơn của dân làng đối với Giàng và các vị thần linh.
Ngoài ra sau khi lễ đâm trâu đã kết thúc, thịt trâu sẽ được đem đi chế biến thành các món ăn và chia cho các dân làng nhằm chia sẻ may mắn và sự ủng hộ, bảo vệ của thần linh cho tất cả mọi người. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo vô cùng đặc biệt của người dân tộc Cơ Tu.
Lễ hội đâm trâu thể hiện biết ơn của người Cơ Tu đối với các vị thần linh và Giàng. Đây cũng là một nét văn hóa cực kỳ độc đáo của người Cơ Tu. Hàng năm có không ít khách du lịch tìm đến đây để được tận mắt chứng kiến lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu.