Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền lại có những nét văn hóa truyền thống riêng, vô cùng độc đáo. Tại An Giang lễ hội đua bò Bảy Núi là một trong những lễ hội vô cùng nổi tiếng và mang đậm bản sắc của người dân Khmer. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những nét độc đáo và thú vị của Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang thông qua bài viết này.
Nguồn gốc lễ hội đua bò bảy núi An Giang
Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang được tương tuyền đã bắt nguồn từ khoảng thế kỷ XVI vào dịp lễ Dolta của dân tộc Khmer vùng Tịnh Biên – Tri Tôn An Giang. Lễ hội này thường được tổ chức vào dịp xuống giống vụ lúa thu đông. Người dân Khmer sẽ mang thức ăn lên chùa dâng lên các nhà sư để cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất được siêu thoát. Đồng thời khi này bà con Khmer sẽ mang bò đến cày bừa ở các thửa ruộng của nhà chùa trong phum, sóc, gọi là “bừa công quả”.
Các thanh niên trai tráng ở trong làng sẽ là người cày ruộng cho nhà chùa. Cũng từ đây nhà chùa đã tổ chức cuộc thi bừa đua để xem đôi bò nào vừa nhanh vừa khỏe. Đôi bò nào chạy nhanh nhất sẽ thắng được “dây cà tha” tức lục lạc đeo cổ bò và năm sau sẽ được tiếp tục cày bừa trên phần đất của chùa. Đó cũng chính là sự ra đời của lễ hội đua bò Bảy Núi ngày nay.
Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang đã có từ lâu đời
Lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức như thế nào?
Người dân Khmer sẽ tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang cùng với lễ hội sen đá Đôn Ta từ ngày mùng 9 đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò người ta sẽ chuẩn bị một mảnh ruộng bằng phẳng, có chiều dài khoảng 200m chiều rộng khoảng 100m và có nước xăm xắp. Mảnh ruộng này sẽ được trục, xới nhiều lần để có độ trơn của bùn. Bốn bên bờ ruộng được đắp cao và ở đích sẽ có một đoạn đường trống để làm chỗ an toàn cho bò giảm tốc độ. Các đường đua chính sẽ dài khoảng 120m, chia thành nhiều làn khác nhau. Ở nơi xuất phát và đích sẽ được cắm hai cây cờ màu xanh và đỏ, mỗi cây cách nhau 5m.
Vào sáng sớm của ngày hội đua bò, người dân Khmer từ khắp nơi sẽ kéo đến đứng trên bờ bao quanh thửa ruộng, đem theo chiêng, trống để cổ vũ cho đôi bò mình yêu thích. Khi có hiệu lệnh xuất phát người điều khiển đôi bò sẽ cầm một khúc gỗ có gắn một cây đinh nhỏ để chích vào mông bò. Bò bị đau sẽ phóng nhanh về phía trước. Trong cuộc đua, đôi bò nào chạy chệch ra khỏi đường đua sẽ bị loại đồng thời người điều khiển bò cũng phải đứng vững. Nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi dàn bừa sẽ bị xem là thua cuộc. Đôi bò nào về đích nhanh nhất sẽ là đôi bò chiến thắng.
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc đua, người dân sẽ hò reo, cổ vũ náo nhiệt. Người điều khiển đuôi bò thắng cuộc sẽ được tôn vinh là người can đảm nhất vùng.
Hàng năm có rất đông người dân và du khách tới tham dự lễ hội
Lưu ý cho du khách muốn tham gia lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang
Nêu các du khách muốn tới An Giang để xem chiêm ngưỡng và trải nghiệm lễ hội đua bò Bảy Núi thì các bạn nên đến đây du lịch vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào ngày diễn ra lễ hội các bạn nên tới khu vực tổ chức sớm nhất có thể bởi vào ngày này người dân sẽ tập trung cực kỳ đông đúc.
Đến với lễ hội đua bò Bảy Núi, các du khách có thể hòa mình vào lễ hội để cổ vũ cho những đôi bò mà mình yêu thích. Các bạn cũng cần lưu ý vì đây là một lễ hội dân gian truyền thống tại địa phương nên sẽ không có các khu vực ghế ngồi để du khách có thể quan sát cuộc đua mà tất cả mọi người sẽ đến người xung quanh ruộng đua để xem. Do đó các bạn tìm một vị trí hơi cao hơn so với mặt ruộng đua để có thể quan sát tốt nhất.
Ngoài ra khi đến với An Giang với cạnh việc được xem lễ hội đua bò Bảy Núi du khách sẽ còn được ngắm nhìn và chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp tại vùng sông nước Châu Đốc hay có thể đến thăm Tây An Cổ Tự và miếu bà Chúa Xứ, lăng cụ Thoại Ngọc Hầu… Đây đều là những điểm du lịch nổi tiếng và hết sức thu hút tại An Giang.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về lễ hội đua bò bảy núi An Giang. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết thêm về một lễ hội truyền thống lâu đời và độc đáo của người Việt Nam.