Việt Nam có 54 dân tộc anh em trên cả nước, mỗi một dân tộc khác nhau lại có những nét đặc trưng về văn hóa rất riêng và đặc biệt. Trong số các dân tộc thiểu số tại phía Trung, Nam của tổ quốc, dân tộc Chăm được xem là một trong những dân tộc có nét văn hóa đặc trưng vô cùng thú vị và cuốn hút. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về những nét văn hóa truyền thống hết sức đặc trưng của dân tộc Chăm ở Việt Nam.
Giới thiệu về dân tộc Chăm ở Việt Nam
Dân tộc Chăm tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Dân tộc Chăm cũng là một phần kiến tạo nên nền văn hóa Chăm rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Từ những năm đầu của thế kỷ XVII, người Chăm đã xây dựng nên vương quốc Chăm-pa.
Cho đến ngày nay dân tộc Chăm chủ yếu được chia làm hai bộ phận dân cư chủ yếu cư trú tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. Một số bộ phận dân tộc Chăm khác cư trú ở các tỉnh như Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang hay Đồng Nai hoặc thành phố Hồ Chí Minh với số lượng khá nhỏ.
Dân tộc chăm ở Việt nam tập trung chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung . Ảnh: Báo dân tộc
Người dân tộc Chăm có truyền thống làm nông và giỏi làm thuỷ lợi. Bên cạnh đó họ cũng tiến hành phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ như gốm nặn tay hay gốm nung.
Người dân tộc Chăm có chữ viết riêng được pha trộn và cải biên từ chữ Phạn cổ. Cho tới ngày nay, trải qua nhiều sự thay đổi, chữ Chăm mới có khá nhiều nét tương đồng với các loại chữ viết của các dân tộc tại khu vực Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ của các quốc gia như Malaysia, Indonesia.
Các di sản văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam
Dân tộc Chăm có nền văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và thú vị. Đa phần văn hóa của dân tộc Chăm chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ. Cũng bởi lý do này mà người Chăm đã để lại không ít di sản văn hóa quý giá, độc đáo cho nhân loại. Điển hình là những ngôi đền tháp gạch độc đáo và những tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh xảo.
Đặc điểm chung của các di sản văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam đó là đều được làm từ gạch. Gạch chính là vật liệu chính để xây dựng nên những tòa tháp Chăm. Không chỉ vậy, phương thức đóng gạch và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm cho đến ngày nay vẫn còn là một trong những điều bí ẩn. Các kiến trúc tháp Chăm của người Chăm cũng có những nét vô cùng riêng và đặc biệt.
Kiến trúc độc đáo, ấn tượng của tháp Chăm. Ảnh: Tạp chí Văn hóa Phật giáo
Các tháp Chăm thường được xây dựng trên các đồi gò cao, cho biểu tượng của núi Maru trong tôn giáo Ấn Độ. Đây cũng là biểu trưng của trung tâm vũ trụ, là nơi ngự trị của các vị thần linh. Một điểm thú vị khác tại các kiến trúc của tháp Chăm đó là những ngôi tháp thường có bốn cửa, trong đó cửa chính sẽ mở hướng về hướng đông còn ba cửa còn lại chỉ là cửa hình thức hay là cửa giá và không thể sử dụng.
Người dân tộc Chăm ở Việt Nam thường tạc tượng các vị thần để thờ cúng cho các ngôi tháp Chăm họ thường thờ thần Shiva, thần Vishnu, thần Brahma… Ngoài những vị thần trên, tượng thờ ở tháp Chăm khá phổ biến là cặp Linga – Yoni. Những kiến trúc điêu khắc này đều có thiết kế vô cùng tinh xảo, sắc nét và mang đậm văn hóa của người Chăm.
Các phong tục tập quán của dân tộc Chăm ở Việt Nam
Bên cạnh những di sản văn hóa, những công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng người dân tộc Chăm ở Việt Nam còn có rất nhiều phong tục tập quán vô cùng thú vị. Đa phần người Chăm thường theo đạo Hồi tuy nhiên những nét truyền thống trong văn hóa Chăm cũng bị ảnh hưởng khá lớn bởi phong tục, tập quán tại các địa phương nơi người Chăm sinh sống.
Vì vậy ở các vùng miền khác nhau người dân tộc Chăm ở Việt Nam sẽ có những phong tục tập quán riêng. Có thể kể tới một số lễ chính và đặc biệt của người Chăm như:
- Lễ cúng nhà mới: Lễ cúng nhà mới là một phong tục không thể thiếu đối với người Chăm. Trước khi dựng nhà người Chăm sẽ phải cúng thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ được đốn thì phải thực hiện các lễ đón cây. Khi khởi công việc xây cất ngôi nhà và khi đã hoàn thành nhà người Chăm sẽ thực hiện lễ cúng tạ thần linh và thổ địa.
- Lễ cưới xin: Một điểm vô cùng đặc biệt của người dân tộc Chăm đó là trong chuyện cưới xin và hôn nhân người phụ nữ sẽ là bên chủ động. Hôn nhân cư trú ở phía nhà vợ và con cái sinh ra đều được theo họ mẹ. Sính lễ trong lịch tiệc cưới cũng sẽ do nhà gái phải lo liệu.
- Lễ tết: Mỗi dịp tết đến người Chăm sẽ thực hiện rất nhiều nghi lễ nông nghiệp như lễ khai mương, đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con hay lễ mừng lúa ra đồng… Tuy nhiên phải kể đến lễ lớn nhất đó là lễ Bon kate. Đây là một lễ được tổ chức vô cùng linh đình tại các đền tháp Chăm vào giữa tháng mười âm lịch.
Dân tộc Chăm ở Việt Nam mang trong mình rất nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo và đặc biệt. Nếu có cơ hội các bạn hãy tới các khu vực như Ninh Thuận hay Bình Thuận để tham quan cuộc sống của người dân tộc Chăm cũng như tự mình trải nghiệm các văn hóa truyền thống và độc đáo tại nơi đây.